- Ưu Nhược Điểm Của Trò Chơi Powerpoint
- Ưu điểm
- Làm tăng động lực
- Thúc đẩy tinh thần cạnh tranh
- Làm giảm căng thẳng
- Nhược điểm
- Quy Trình Thực Hiện Tổng Quát
- 25+ Trò Chơi Powerpoint Siêu Hay
- Trò chơi “Quả táo độc”
- Trò chơi “Pac-man”
- Trò chơi “Ong non học việc”
- Trò chơi “Ô cửa bí mật”
- Trò chơi “Nhổ cà rốt”
- Trò chơi “Ngôi sao may mắn”
- Trò chơi “Ngộ không thật ngộ không giả”
- Trò chơi “Hộp quà bí mật”
- Trò chơi “Hái lộc đầu xuân”
- Trò chơi “Hái dừa”
- Trò chơi “Giúp quạ uống nước”
- Trò chơi “Du lịch cùng Doraemon”
- Trò chơi “Đồng hồ đếm ngược”
- Trò chơi “Đồng hồ cát”
- Trò chơi “Đồng hồ báo thức”
- Trò chơi “Đào Vàng”
- Trò chơi “Hamster”
- Trò chơi “Cờ cá ngựa”
- Trò chơi “Câu cá”
- Trò chơi “Bắt bướm”
- Trò chơi “Ai lên cao hơn”
- Trò chơi “Đoán bóng con vật”
- Trò chơi “Giải cứu đại dương”
- Trò chơi “Lật mảnh ghép”
- Trò chơi “Nhanh như chớp”
- Lưu Ý Khi Sử Dụng Trò Chơi Powerpoint
Ngày nay phương pháp giáo dục đang ngày càng được cải tiến, quá trình học tập của học sinh đang trở nên muôn màu muôn vẻ hơn. Những trò chơi được thiết kế trên powerpoint đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, giúp cho việc dạy và học trở nên dễ dàng hơn.
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi PowerPoint cho việc học tập đó là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích cuối cùng của trò chơi là chuyển tải mục tiêu của bài.
Bài viết dưới đây sẽ gợi ý và chia sẻ đến bạn 25+ trò chơi powerpoint để bạn có thể tham khảo và áp dụng cho việc dạy học của mình.
Ưu Nhược Điểm Của Trò Chơi Powerpoint
Khi thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint thì có lẽ những trò chơi tương tác là một phần không thể thiếu. Trò chơi Powerpoint là những trò chơi được tạo ra khi giáo viên kết hợp các câu hỏi của bài học với các thành phần của slide với hiệu ứng phù hợp giống như một trò chơi giải trí.
Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố thêm kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần thiết để tạo được hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.
Ưu điểm
Làm tăng động lực
Chơi trò chơi powerpoint trong lớp học giúp tăng cường động lực tổng thể.
Bằng việc chơi trò chơi, học sinh sẽ trở nên có động lực hơn để học tập, chú ý và tham gia vào các nhiệm vụ. Trò chơi sẽ giúp khuyến khích tinh thần trách nhiệm của học sinh khi trở thành một thành viên của nhóm và cũng phụ trách việc học của mình.
Thúc đẩy tinh thần cạnh tranh
Học sinh sẽ có thể trở nên rất cạnh tranh trong lớp học. Nhờ vào việc sử dụng các trò chơi, học sinh sẽ có thể chơi với nhau và thúc đẩy tinh thần cạnh tranh lẫn nhau. Điều này, sẽ làm tăng tinh thần chiến đấu trong học sinh để trả lời được nhiều câu hỏi.
Học sinh có thể cạnh tranh với nhau trong khi chơi một trò chơi, và sau đó hỗ trợ lẫn nhau trong khi khác hoạt động giáo dục.
Làm giảm căng thẳng
Với một khối lượng công việc trong lớp, các trò chơi có thể được sử dụng giống như một cách ít căng thẳng hơn để khuyến khích học sinh hứng thú hơn với bài học, học sinh thể hiện trí thông minh, kỹ năng về một chủ đề.
Các trò chơi powerpoint sẽ giúp học sinh có cái nhìn tích cực hơn về môi trường học tập và quá trình học tập sẽ sẽ đỡ mệt mỏi được phần nào.
Nhược điểm
Tuy nhiên khi áp dụng trò chơi powerpoint trong quá trình học tập cũng có một số nhược điểm như:
– Đôi khi sẽ khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.
– Học sinh có thể sẽ dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của những trò chơi đó.
Quy Trình Thực Hiện Tổng Quát
Bước 1: Giáo viên sẽ giới thiệu tên và mục đích của trò chơi.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cách chơi. Ở bước này bao gồm những việc làm như sau:
Tổ chức người tham gia: Số lượng học sinh tham gia, số đội tham gia (có mấy đội chơi), quản trò (tùy vào từng trò chơi), trọng tài.
Một số dụng cụ để chơi như giấy, bút, … nếu cần thiết
Trong khi hướng dẫn cách chơi, giáo viên cần chỉ ra rõ từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, thời gian hay những điều người chơi không được làm…
Ngoài ra cũng cần nói rõ cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, giải thưởng của cuộc chơi. (nếu có)
Bước 3: Thực hiện chơi trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau khi cuộc chơi kết thúc. Bước này sẽ bao gồm những việc làm sau:
Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh sẽ nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút ra kinh nghiệm cho những lần sau.
Trọng tài sẽ công bố kết quả chơi của từng đội hoặc cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải (nếu có)
Cuối cùng một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng của bài học mà trò chơi đã thể hiện.
25+ Trò Chơi Powerpoint Siêu Hay
Trò chơi “Quả táo độc”
Trong trò chơi này, người chơi sẽ đóng vai công chúa bạch tuyết và phải lựa chọn 1 trong hai trái táo để ăn.
Mỗi câu hỏi được đưa ra trong trò chơi sẽ có 2 đáp án khác nhau, đại diện cho hai trái táo mà Bạch Tuyết phải chọn. Nếu chọn đáp án đúng, bạch tuyết sẽ ăn trái táo bình thường, còn nếu sai, bạch tuyết sẽ ăn trúng trái táo độc.
Trò chơi chỉ có 2 đáp án nên tỉ lệ thắng sẽ rất cao nhưng đổi lại khả năng bạch tuyết ăn trái táo độc cũng thấp không kém đâu nhé. Quả là một trò chơi thú vị đúng không nào?
Tải trò chơi: Tại Đây
Trò chơi “Pac-man”
Ở trò chơi này, cả lớp sẽ được chia thành 2 đội. Mỗi đội sẽ trả lời 5 câu hỏi, và đến câu thứ 5 nếu đội nào trả lời được nhiều câu hỏi đúng hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.
Tải trò chơi: Tại đây
Trò chơi “Ong non học việc”
Ở trò chơi này, slide sẽ được thiết kế với giao diện gồm có những chú ong đang học việc hút mật cho những bông hoa hướng dương. Mỗi chú ong sẽ đặt ra 1 câu hỏi và mỗi bông hoa hướng dương sẽ là một câu trả lời. Trò chơi này không có gì quá phức tạp nhưng rất dễ thương đúng không nào?
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Ô cửa bí mật”
Ở trò chơi này, học sinh sẽ cần trả lời những câu hỏi mà giáo viên đưa ra và nếu trả lời đúng sẽ mở được ô cửa bí mật đang được che giấu.
Hãy cùng khám phá nào.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Nhổ cà rốt”
Ở trò chơi nà, học sinh sẽ đóng vai thành những chú thỏ dễ thương đến xin bác nông dân cà rốt. Tuy nhiên, trước khi cho cà rốt, bác nông dân muốn thử xem những chú thỏ có học hành chăm chỉ để xứng đáng nhận được cà rốt hay không. Và bác sẽ đặt ra những câu hỏi khác nhau cho thỏ trả lời.
Mỗi củ cà rốt sẽ tương ứng với một đáp án. Hãy mang về cho mình thật nhiều cà rốt nào.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Ngôi sao may mắn”
Trò chơi này sẽ cho mỗi học sinh 10 ngôi sao may mắn để nhận được quà tặng là những chiếc kẹo. Mỗi học sinh sẽ trả lời 10 câu hỏi khác nhau, nếu trả lời đúng, giáo viên sẽ nhấp vào hình quà tặng, và nếu trả lời sai, giáo viên sẽ nhấp vào ô “go home”.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Ngộ không thật ngộ không giả”
Tại đây, sẽ xuất hiện 2 ngộ không, một người là thật và người kia là giả. Và để tìm ra được ai là thật và ai là giả, học sinh cần phải trả lời các câu hỏi. Hai người này sẽ đại diện cho 2 đáp án của mỗi câu hỏi.
Nếu như chọn đáp án đúng, thì đó sẽ là ngộ không thật, và ngược lại, ngộ không giả sẽ là đáp án sai.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Hộp quà bí mật”
Trò chơi này ban đầu sẽ có rất nhiều hộp quà khác nhau và mỗi hộp quà là những món quà khác nhau.
Mỗi hộp quà sẽ có một câu hỏi riêng, và nếu trả lời đúng sẽ nhận quà ở trong đó. Sẽ có hộp quà có chứa 5 viên kẹo, hộp thì chứa 3 viên,… quả là kích thích tính tò mò và cạnh tranh đúng không nào?
Trò chơi “Hái lộc đầu xuân”
Trò chơi này sẽ có các câu hỏi được ghi trong những phong bao lì xì đẹp mắt được treo ở trên cây đào và cây mai. Nếu như trả lời đúng, học sinh sẽ nhận được “lộc” trên những cây đào và cây mai đó, và ngược lại, nếu sai thì sẽ không nhận được phong bao lì xì nào cả.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Hái dừa”
Trò chơi này sẽ có 2 đội chơi.
Trên cây dừa sẽ có rất nhiều quả dừa và mỗi quả sẽ có những từ vựng khác nhau. Và để hái được những quả dừa đó thì mỗi đội cần phải đặt câu với những từ có sẵn sao cho hay và hợp lý nhất. Đội nào đặt được nhiều câu hơn thì đội đó sẽ hái được nhiều dừa hơn, và tất nhiên là đội đó là đội chiến thắng.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Giúp quạ uống nước”
Tại đây bạn sẽ cần giúp cho hai chú quạ uống được nước. Sẽ có 2 đội chơi. Nếu đội nào trả lời được nhiều đáp án đúng hơn thì đội đó sẽ thành công trong việc giúp chú quạ uống được nước trong bình.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Du lịch cùng Doraemon”
Ở trò chơi này, học sinh cần giúp cho Doraemon được đi du lịch bằng cánh cửa thần kỳ. Có hai cánh cửa khác nhau, tương đương với 2 đáp án của mỗi câu hỏi.
Nếu chọn đáp án đúng thì Doraemon sẽ được đi du lịch ở những địa điểm khác nhau, nhưng nếu trả lời sai thì tức là bạn mở sai cánh cửa và Doraemon sẽ không được đi đâu cả!
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Đồng hồ đếm ngược”
Trong trò chơi này sẽ có 1 khoảng thời gian được đặt ra từ đầu, và trong khoảng thời gian đó nếu trả lời được nhiều câu hỏi nhất thì điểm số sẽ càng cao. Giáo viên có thể tự đặt những mốc thời gian với lượng câu hỏi phù hợp với sức học của học sinh mình.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Đồng hồ cát”
Ở trò chơi này sẽ có những câu hỏi khác nhau với những mốc thời gian khác nhau. Có thể là câu hỏi 30 giây, câu hỏi 1 phút, 2 phút,.. Và học sinh chỉ được suy nghĩ và trả lời trong khoảng thời gian đó. Nếu trả lời đúng và kịp giờ sẽ có điểm, nếu hết giờ mà vẫn chưa có đáp án thì sẽ mất lượt trả lời.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Đồng hồ báo thức”
Tương tự như trò chơi đồng hồ cát, học sinh sẽ cần trả lời các câu hỏi trong một khoảng thời gian giới hạn. Và nếu trả lời không kịp thì chuông báo thức sẽ kêu đó nha!
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Đào Vàng”
Ở trò chơi này, học sinh sẽ hóa thân thành bác thợ đào vàng. Mỗi đáp án đúng sẽ tương đương với một cục vàng với những giá trị khác nhau. Và dĩ nhiên nếu trả lời sai sẽ không đào được cục vàng nào cả. Hãy cố gắng đào được nhiều vàng nhất nhé.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Hamster”
Học sinh sẽ hóa thân thành những chú hamster dễ thương và chạy trên 1 chiếc bánh xe tròn. Trò chơi này sẽ có 8 câu hỏi khác nhau để cho học sinh trả lời. Hãy giúp cho chú hamster chạy được hết vòng trên chiếc bánh xe nào.
Trò chơi “Cờ cá ngựa”
Trò chơi này sẽ có 4 đội chơi, mỗi đội sẽ tương đương với nhóm cá ngựa đỏ, xanh dương, vàng, xanh lá. Mỗi đội sẽ cần trả lời 5 câu hỏi khác nhau. Nếu đội nào trả lời đúng nhiều hơn thì tức là những chú ngựa của họ sẽ về đích trước tiên.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Câu cá”
Trong trò chơi này học sinh sẽ vào vai người đi câu cá. Và thay vì ngồi câu cá thật thì học sinh sẽ trả lời các câu hỏi khác nhau. Nếu trả lời đúng thì sẽ bắt được cá, nếu trả lời sai thì không. Hãy cố gắng bắt được nhiều cá nhất nhé.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Bắt bướm”
Trò chơi này sẽ có 2 đội chơi. Các đội sẽ có nhiệm vụ bắt bướm. Và các đội sẽ cần phải trả lời câu hỏi để bắt bướm, mỗi con tương ứng với một câu hỏi.
Và đến cuối cùng đội nào trả lời được nhiều câu hỏi hơn tức là sẽ bắt được nhiều bướm hơn. Và đó sẽ là đội chiến thắng.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Ai lên cao hơn”
Đây là trò chơi đố vui thiết kế khá đơn giản phù hợp với các học sinh nhỏ tuổi. Trong trò chơi này có 2 con vật là thỏ và cọp đại diện cho các đội chơi.
Các em học sinh sẽ tham gia trả lời câu hỏi, mỗi khi đội trả lời đúng thì con vật sẽ được nhảy lên một bậc đá cao hơn. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi có con vật về đích nơi chú rùa trọng tài đang cầm cờ.
Mỗi lượt chơi sẽ có 5 câu hỏi cho mỗi đội và trả lời luân phiên nhau.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Đoán bóng con vật”
Trò chơi đoán bóng con vật rất đơn giản và dễ chơi. Các em học sinh cấp 1 cũng có thể chơi nên thầy cô cứ thoải mái đưa vào bài giảng của mình.
Luật chơi là trên màn hình sẽ hiển thị bóng của một con vật, học sinh sẽ đưa ra đáp án. Nếu đáp án đó đúng thì con vật sẽ hiện lên.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Giải cứu đại dương”
Trò chơi này sẽ giống như một cuộc thám hiểm đại dương. Học sinh sẽ tham gia trả lời câu hỏi mà thầy cô đưa ra để giải cứu sinh vật biển đang bị bắt cóc.
Nội dung trò chơi này khá giống với các tình tiết trong các câu chuyện cổ tích nên sẽ giúp học sinh thêm hứng thú với bài học. Đồng thời qua trò chơi học sinh cũng tìm hiểu được về các loài sinh vật biển.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Lật mảnh ghép”
Đây là trò chơi phức tạp hơn và yêu cầu học sinh phải tư duy, có thể sử dụng cho học sinh lớp lớn.
Luật chơi là học sinh sẽ tham gia trả lời câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng sẽ lật ra một mảnh ghép cho đến khi bức tranh hoàn chỉnh.
Tải trò chơi: Tại đây.
Trò chơi “Nhanh như chớp”
Nếu như bạn từng xem chương trình “Nhanh như chớp” trên truyền hình thì chắc chắn bạn sẽ biết rằng trò chơi này thu hút được rất nhiều khán giả trẻ.
Luật chơi ở đây giống với trò chơi ngoài thực tế. Mỗi đội chơi sẽ cần phải trả lời một bộ gồm có 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ giới hạn thời gian trở lời tùy vào giáo viên đặt ra.
Mỗi câu trả lời đúng thì cột điểm sẽ nhảy lên một bậc. Nếu sai hoặc không kịp trả lời trước khi hết thời gian thì học sinh phải quay lại từ đầu. Trò chơi này chắc chắn sẽ giúp cho giờ học của giáo viên thêm lý thú và hấp dẫn.
Tải trò chơi: Tại đây.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Trò Chơi Powerpoint
Sử dụng trò chơi powerpoint trong học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học cho hầu như tất cả các môn ở tất cả các lớp của bậc học phổ thông và cả Tiểu học.
Khi sử dụng phương pháp dạy học này, giáo viên cần chú ý một số điểm như sau:
– Tham khảo lựa chọn trên mạng hoặc tự thiết kế trò chơi cần đảm bảo những yêu cầu:
- Mục đích của trò chơi đó là cần phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình học.
- Hình thức chơi nên đa dạng để giúp cho học sinh được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp khiến cho bài giảng trở nên bớt nhàm chán.
- Luật chơi đơn giản để học sinh có thể dễ nhớ, dễ thực hiện. Ngoài ra giáo viên cũng cần đưa ra các cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kỹ năng làm việc nhóm và học tập hợp tác.
– Tổ chức chơi trò chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú hơn trong học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung được các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.
Các trò chơi trong Powerpoint giúp cho bài giảng của giáo viên thêm phần thú vị và hấp dẫn. Việc học sinh có thể vừa học, vừa chơi cũng giúp sẽ các em học sinh giảm bớt áp lực, ngoài ra cũng sẽ kích thích phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo.
Những slide trò chơi powerpoint mà bài viết trên đây gửi tặng các bạn có thể dùng được cho học sinh ở mọi lứa tuổi nhé.
Ý kiến bạn đọc (0)